Tiếp nhận các cá thể động vật quý hiếm từ Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi và Hạt kiểm lâm huyện Ba tơ
01/01/2022 8:19:35 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Từ ngày 24/12 - 29/12/2021, bà Lê Thị Tố Nga - Giám đốc Bảo tàng làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi và Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ, tiến hành làm thủ tục tiếp nhận 01 cá thể Vọoc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea, nhóm IB) cùng 06 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca leonia, nhóm IIB).
Tin liên quan:
 

Một số hình ảnh tiếp nhận mẫu vật tại Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ

Trước đó, thông qua thông tin từ phương tiện báo chí, Bảo tàng biết được Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đang lưu giữ và bảo quản một số cá thể động vật đã chết gồm 01 Vọoc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea, nhóm IB) và 06 cá thể Khỉ đuôi lợn (Macaca leonia, nhóm IIB) thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, cần ưu tiên bảo vệ thuộc Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Đây là tang vật vi phạm hành chính liên quan đến việc vận chuyển động vật hoang dã trái phép đã bị các cơ quan chức năng trên địa bàn tịch thu.

Nhận thấy được giá trị to lớn của nguồn mẫu vật, Bảo tàng đã trao đổi, làm việc với các đơn vị liên quan để xin tiếp nhận các cá thể động vật nói trên nhằm phục vụ trưng bày, nghiên cứu, giáo dục cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học.

Hiện nay, các cá thể động vật này đang được cấp đông và lưu giữ tại Bảo tàng. Theo Kế hoạch thu thập mẫu vật năm 2022, Bảo tàng sẽ tiến hành xử lý, chế tác, bảo quản và trưng bày theo quy định.

Qua chuyến công tác này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi và Hạt kiểm lâm huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hiểu rõ hơn về chức năng và nhiệm vụ của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung và hứa sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện để Bảo tàng tiếp nhận nguồn mẫu vật đã chết bị bắt giữ trong thời gian đến.

Việc đẩy mạnh các hình thức thu thập mẫu vật tại Bảo tàng trong thời gian qua sẽ góp phần xây dựng và phát triển các bộ sưu tập động, thực vật của Bảo tàng ngày càng phong phú, đa dạng cả về chủng loài và thành phần.

Bảo tàng

Truyền thông - Giáo dục

Đọc nhiều nhất

  • Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam

    Định nghĩa năm 1995 của Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

  • Những hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và Design Capital Asia ( DCA) tài trợ

    Tháng 10 năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng tại 02 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động gồm hai phần, thứ nhất là tổ chức trưng bày, triển lãm “Bộ mẫu vật Khoáng sản - Địa chất tiêu biểu của Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ ảnh về tài nguyên thiên nhiên”.

  • Hoạt động trưng bày chào đón ngày 18/5 của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

    Nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022); Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã triển khai hoạt động “Trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên thiên nhiên và giáo dục môi trường”

  • Công nghệ - ''thỏi nam châm'' hút khách đến bảo tàng

    Số hóa, hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động trưng bày bảo tàng, đang là xu hướng phổ biến của các bảo tàng trên thế giới và Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo tàng - vốn bị coi là chậm đổi mới nhất. Thực tế cho thấy, công nghệ chính là “thỏi nam châm” hút khách đến với bảo tàng một cách hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên

    Cộng đồng dân cư được xem là một trong các nhóm đối tượng quản lý và bảo vệ hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại địa phương của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng cũng như hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, chính là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.