Kế hoạch thực hiện Đề án “Thu thập mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung đến năm 2030, năm 2021
16/04/2021 10:07:45 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Ngày 14/4/2021, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND về việc thực hiện Đề án “Thu thập mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung đến năm 2030”, năm 2021.

Theo đó, mục tiêu chung là xây dựng các bộ mẫu vật về tài nguyên thiên nhiên (động vật, thực vật, địa chất, cổ sinh vật…) của khu vực duyên hải miền Trung, góp phần xây dựng thành công Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung (Bảo tàng TNDHMT) một cách khoa học, phù hợp với vị thế của bảo tàng thiên nhiên cấp khu vực theo Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể Hệ thống Bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020”.

Cụ thể, thu thập, xử lý và chế tác 01 cá thể Hổ (có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 06/2019, Danh lục IUCN); hướng dẫn nghiệp vụ xử lí, chế tác mẫu hổ. Thu thập 02 mẫu vật bị tịch thu trong các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hoặc mẫu chết ngoài tự nhiên được phát hiện trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng của các lực lượng chức năng hoặc bởi người dân. Thu thập 02 mẫu vật thông qua hình thức chia sẻ mẫu vật giữa các bảo tàng thuộc Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên, các đơn vị có chức năng liên quan, các trường Đại học, khu bảo tồn, vườn quốc gia… Thu thập 50 mẫu thủy sinh biển của khu vực Sơn Chà – Hải Vân; 50 mẫu côn trùng và 25 mẫu cổ sinh thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Khai quật, xử lí và chế tác 02 bộ xương voi và bò tót (2021 -2022).  Xây dựng bộ mẫu chim vùng đầm phá các tỉnh duyên hải miền Trung (2021-2024).

Kế hoạch đề ra yêu cầu trong công tác thu thập và vận chuyển mẫu vật cho Bảo tàng TNDHMT cần có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, đầy đủ các trường dữ liệu. Trong quá trình thu thập mẫu vật cần tuân thủ đúng quy định, có hồ sơ lưu trữ hoặc có giấy xác nhận nguồn gốc mẫu vật của cơ quan chức năng. Các sở, ban, ngành liên quan gồm Sở Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Cục Quản lý thị trường, Công an Tỉnh, Tòa án nhân dân Tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ, đảm bảo thực hiện nội dung nhiệm vụ phân công tại kế hoạch này.

Tại Kế hoạch, UBND tỉnh cũng đã đưa ra 04 nhiệm vụ với đối tượng thu thập mẫu của năm 2021 là các đối tượng thuộc giai đoạn 2021 - 2025 được nêu trong Quyết định số 3399/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể:

1. Nhiệm vụ “Thu thập mẫu vật trong dân, các tổ chức, cơ quan và đơn vị” thuộc Kế hoạch thực hiện Đề án thu mẫu năm 2021.

a) Thu thập, xử lí và chế tác cá thể hổ (có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định 06/2019, Danh lục IUCN)

- Tổ chức tiếp nhận cá thể Hổ, là vật chứng thuộc vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” xảy ra ngày 19/01/2021 tại Thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tỉnh;

 - Xử lí, chế tác cá thể Hổ thành 02 mẫu trưng bày gồm 01 mẫu da Hổ (bên trong đổ composit theo công nghệ mới) và 01 mẫu xương; Hướng dẫn nghiệp vụ xử lí, chế tác cá thể hổ cho 02 thành viên của Bảo tàng TNDHMT;

- Tổ chức trưng bày mẫu sau khi chế tác tại Bảo tàng TNDHMT;

- Bàn giao cho Công an tỉnh Hà Tĩnh bộ hồ sơ gồm: Một số hình ảnh, video về hoạt động xử lí, chế tác mẫu hổ để bổ sung hồ sơ xử án.

b) Thu thập 02 mẫu vật bị tịch thu trong các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hoặc mẫu chết ngoài tự nhiên được phát hiện trong quá trình tuần tra bảo vệ rừng của các lực lượng chức năng hoặc bởi người dân.

- Tổ chức đi kiểm tra mẫu khi nhận được thông báo;

- Tiếp nhận mẫu;

- Tổ chức xử lí và chế tác mẫu;

- Trưng bày mẫu sau khi chế tác tại Bảo tàng TNDHMT.

c) Thu thập 02 mẫu động vật đã chế tác, đang được lưu giữ tại các bảo tàng thuộc Hệ thống Bảo tàng Thiên nhiên, các đơn vị có chức năng liên quan, các trường Đại học, khu bảo tồn, vườn quốc gia… thông qua hình thức chia sẻ mẫu vật.

- Tổ chức đi tiếp nhận mẫu;

- Trưng bày mẫu tại Bảo tàng TNDHMT.

2. Nhiệm vụ “Sưu tầm các nhóm mẫu vật tiêu biểu, ưu tiên, đặc hữu, quý hiếm”, gồm:

a) Thu thập 50 mẫu thủy sinh biển khu vực Sơn Chà – Hải Vân, tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm các nội dung:

- Đánh giá khả năng thu thập;

- Điều tra, khảo sát và sưu tầm mẫu tại đảo Sơn Chà – Hải Vân;

- Xử lý, chế tác mẫu;

- Định danh tên loài các mẫu cá thu thập được;

- Lập hồ sơ mẫu vật (gồm các trường thông tin: tên khoa học, tên họ, tên bộ, số lượng, địa điểm thu mẫu, người định danh, kí hiệu mẫu, ảnh mẫu);

- Lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng TNDHMT.

b) Thu thập 50 mẫu côn trùng và 25 mẫu cổ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm các nội dung như sau:

- Tổ chức đi thu mẫu côn trùng và mẫu cổ sinh;

- Xử lý, chế tác mẫu;

- Định danh tên loài mẫu côn trùng;

- Lập hồ sơ mẫu vật (gồm các trường thông tin: tên khoa học, tên họ, tên bộ, số lượng, địa điểm thu mẫu, người định danh, kí hiệu mẫu, ảnh mẫu);

- Lưu giữ và bảo quản tại Bảo tàng TNDHMT.

3. Nhiệm vụ “Khai quật, xử lí và chế tác 02 bộ xương động vật (voi và bò tót) phục vụ trưng bày tại Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung”

Đề xuất Dự án khoa học – công nghệ cấp tỉnh theo Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 28/08/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu - thử nghiệm khoa học và công nghệ của tỉnh năm 2020 (đợt 1), nội dung thực hiện gồm:

- Khai quật, xử lý 02 bộ mẫu xương bò tót và xương voi;

- Chế tác thành 02 mẫu trưng bày (bò tót và voi) phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày và tham quan; - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xử lí, chế tác, bảo quản 02 mẫu xương voi và bò tót cho thành viên của Bảo tàng TNDHMT;

- Tăng cường sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia và các Bảo tàng thành viên trong hệ thống Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

 4. Nhiệm vụ “Xây dựng bộ mẫu chim vùng đầm phá các tỉnh duyên hải miền Trung” Đề xuất Dự án khoa học và công nghệ cấp Quốc gia “Xây dựng bộ mẫu chim vùng đầm phá các tỉnh duyên hải miền Trung” cho Bảo tàng TNDHMT, gồm các nội dung sau:

- Thu thập, tổng hợp kế thừa tài liệu đa dạng sinh học khu hệ chim; thu thập xử lý chế tác mẫu và thiết kế trưng bày bộ mẫu chim vùng đầm phá;

- Đánh giá tổng quan khu chim vùng đầm phá các tỉnh DHMT;

- Khảo sát thực địa, đánh giá thực trạng và thu thập mẫu chim vùng đầm phá các tỉnh DHMT;

- Xây dựng bộ hồ sơ mẫu vật đi kèm;

- Xử lý, chế tác bộ mẫu chim vùng đầm phá các tỉnh DHMT;

- Nghiên cứu, tổng hợp tài liệu, bản đồ liên quan phục vụ trưng bày;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu bộ mẫu chim vùng đầm phá các tỉnh DHMT;

- Xây dựng kịch bản trưng bày bộ mẫu chim vùng đầm phá cho Bảo tàng.

Nhật Trinh
https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/

Truyền thông - Giáo dục

Đọc nhiều nhất

  • Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam

    Định nghĩa năm 1995 của Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

  • Những hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và Design Capital Asia ( DCA) tài trợ

    Tháng 10 năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng tại 02 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động gồm hai phần, thứ nhất là tổ chức trưng bày, triển lãm “Bộ mẫu vật Khoáng sản - Địa chất tiêu biểu của Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ ảnh về tài nguyên thiên nhiên”.

  • Hoạt động trưng bày chào đón ngày 18/5 của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

    Nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022); Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã triển khai hoạt động “Trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên thiên nhiên và giáo dục môi trường”

  • Công nghệ - ''thỏi nam châm'' hút khách đến bảo tàng

    Số hóa, hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động trưng bày bảo tàng, đang là xu hướng phổ biến của các bảo tàng trên thế giới và Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo tàng - vốn bị coi là chậm đổi mới nhất. Thực tế cho thấy, công nghệ chính là “thỏi nam châm” hút khách đến với bảo tàng một cách hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên

    Cộng đồng dân cư được xem là một trong các nhóm đối tượng quản lý và bảo vệ hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại địa phương của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng cũng như hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, chính là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.