Người dân nhờ kiểm lâm thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên như: khỉ, vượn, rắn và các loài chim…
16/11/2022 2:11:31 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Ngày 30-6, anh Đinh Đức Minh, ngụ thôn Xuân Thành, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) tìm đến Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh trình bày nguyện vọng thả hai con khỉ đuôi lợn về môi trường tự nhiên. Từ 2 con khỉ của vợ chồng cựu chiến binh
2 con khỉ đuôi lợn đang được anh Minh giao nộp để thả về môi trường tự nhiên.
2 con khỉ đuôi lợn đang được anh Minh giao nộp để thả về môi trường tự nhiên.

 

 

2 con khỉ đuôi lợn đang được anh Minh giao nộp để thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: VÕ TÙNG

Anh Minh cho biết, năm 2010, anh thấy người dân đi rừng bẫy được 2 con khỉ, một con đực một con cái. Thấy tội nghiệp, anh Minh ngỏ lời mua với giá hơn 1 triệu đồng/1 con. “Thời điểm đấy 1 triệu đồng là khá lớn đối với vợ chồng tôi nhưng nhìn ánh mắt như cầu cứu của đôi khỉ con, tôi không nỡ nên đã mua đem về chăm sóc” - Anh Minh kể lại.

Khi vừa mua về, do bị người dân đánh bẫy nên cả 2 con khỉ bị thương rất nặng. Vợ chồng anh phải tìm cách băng bó, chữa trị. Trong đó, riêng con khỉ đực bị nhiễm trùng ở chân và cổ khiến anh phải mất rất nhiều thời gian mới chữa lành.

Lực lượng chức năng thả khỉ về môi trường tự nhiên. Ảnh: VÕ TÙNG

Khi lành hẳn hết thương cũng là lúc cả hai con khỉ lớn hẳn, anh Minh định cho đôi khỉ này giao phối với nhau nhằm mục đích nhân giống nhưng bất thành. Chính vì thế anh quyết định đem cả hai thả về rừng.

Tuy nhiên, buổi sáng anh đem vào rừng thả thì buổi chiều đôi khỉ đã quay về đúng nhà mình. Nuôi nhốt vài hôm, anh lại đem đôi khỉ vào rừng thả tiếp nhưng tất cả những lần ấy, đôi khỉ này vẫn trở lại ngôi nhà của anh chị.

Tìm đến kiểm lâm nhờ thả khỉ

Nguyên nhân khiến anh Minh quyết định tìm cách đưa hai con khỉ này về với môi trường thiên nhiên là vì từ đầu năm 2022, có một số người thường xuyên tìm đến nhà anh hỏi mua 2 con khỉ để nấu cao. “Người ta thấy khỉ lớn nên trả nhiều tiền để mua cho bằng được. Thậm chí có người từ Cao Bằng còn đề nghị nấu cao và chia thành phẩm với tôi”- anh Minh kể.

Thấy bất an, sợ những ngày đi làm, kẻ xấu sẽ “sinh chuyện” với 2 con khỉ của mình, anh Minh đã chủ động tìm đến Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh để nhờ các anh thả về đúng môi trường tự nhiên.

Anh Minh cho biết, anh rất sợ khi thả ra, một số người lại bẫy mất đôi khỉ ấy nên anh chọn cách thông qua cơ quan chuyên môn để 2 con khỉ được bảo vệ, an toàn trở lại môi trường sống của mình.

Chỉ có sống trong môi trường tự nhiên, động vật hoang dã mới có thể sinh sản và phát triển bình thường. Ảnh: VÕ TÙNG

Ngay trong buổi trưa ngày 30-6, anh Minh đã cùng với cán bộ kiểm lâm liên hệ với Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Vườn Quốc gia Cát Tiên để tận mắt chứng kiến cơ quan chức năng thả 2 con khỉ đuôi lợn, có tên khoa học là Macaca leonina thuộc nhóm IIB (nhóm nguy cấp, quý hiếm) về môi trường tự nhiên.

Trao đổi với PLO, ông Trần Lưu Dũng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh kể, vợ chồng anh Minh từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Sau khi xuất ngũ về địa phương, anh làm việc trong ủy ban xã. Ngoài việc mua đôi khỉ từ người dân đánh bẫy về để cứu, do không có con cái nên anh đã chăm sóc hai con khỉ đuôi lợn này chu đáo, xem nó như người thân của mình.

“Việc anh Minh chủ động giao nộp và thả hai con khỉ nói trên về môi trường tự nhiên không chỉ bảo vệ được loài khỉ quý hiếm mà còn làm gương cho nhiều người dân trên đại bàn noi theo”- ông Dũng khẳng định.

Ngành Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đang nỗ lực vận động người dân giao nộp động vật hoang dã đang nuôi nhốt. Ảnh: VÕ TÙNG

Cũng giống anh Minh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh cho biết, từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã vận động, tiếp nhận nhiều người dân giao nộp và thả khỉ đuôi lợn về Vườn Quốc gia Cát Tiên để bảo tồn và chăm sóc. Thậm chí có người trên đường đi thấy người dân bán khỉ, đã mua lại rồi đến Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Tẻh nhờ thả về môi trường tự nhiên.

Ngoài động vật hoang dã, Hạt kiểm lâm Đạ Tẻh còn tuyên truyền, vận động người dân không thực hiện các hành vi săn, bắt, bẫy, mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư nhằm bảo vệ các loài chim quý hiếm trong tự nhiên. Ảnh: VÕ TÙNG

VÕ TÙNG
https://plo.vn/

Truyền thông - Giáo dục

Đọc nhiều nhất

  • Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam

    Định nghĩa năm 1995 của Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

  • Những hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và Design Capital Asia ( DCA) tài trợ

    Tháng 10 năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng tại 02 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động gồm hai phần, thứ nhất là tổ chức trưng bày, triển lãm “Bộ mẫu vật Khoáng sản - Địa chất tiêu biểu của Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ ảnh về tài nguyên thiên nhiên”.

  • Hoạt động trưng bày chào đón ngày 18/5 của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

    Nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022); Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã triển khai hoạt động “Trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên thiên nhiên và giáo dục môi trường”

  • Công nghệ - ''thỏi nam châm'' hút khách đến bảo tàng

    Số hóa, hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động trưng bày bảo tàng, đang là xu hướng phổ biến của các bảo tàng trên thế giới và Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo tàng - vốn bị coi là chậm đổi mới nhất. Thực tế cho thấy, công nghệ chính là “thỏi nam châm” hút khách đến với bảo tàng một cách hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên

    Cộng đồng dân cư được xem là một trong các nhóm đối tượng quản lý và bảo vệ hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại địa phương của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng cũng như hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, chính là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.