Phát hiện loài rắn mới tại Việt Nam
08/04/2024 5:32:39 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Các nhà nghiên cứu khoa học trong khi đang đi thực địa tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đăk Nông, đã phát hiện một loài rắn mới.

Người dân trong khi thả lưới bắt cá tại một khu rừng ngập nước thuộc lưu vực sông Đăk Krông, đoạn chảy qua huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đã bắt được 2 cá thể rắn.

Những người này sau đó đã giao lại 2 cá thể rắn này cho một nhóm các nhà khoa học đang đi nghiên cứu thực địa tại địa bàn, bao gồm tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sang, nhà sinh vật học Lê Văn Mạnh (làm việc tại Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), tiến sĩ Võ Thị Diệu Hiền (Đại học Nguyễn Tất Thành, TPHCM) và một số nhà khoa học quốc tế.

Phát hiện loài rắn mới tại Việt Nam - 1

Rừng ngập nước và đồn điền cao su, nơi bắt được các cá thể rắn thuộc loài mới tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Ngọc Sang).

Rừng ngập nước và đồn điền cao su, nơi bắt được các cá thể rắn thuộc loài mới tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Ngọc Sang).

Các nhà khoa học đã nhận ra 2 cá thể rắn này có những đặc điểm vảy bất thường, khác biệt so với vảy của các loài rắn đã từng được ghi nhận.

Trước đó, một cá thể rắn khác cũng được người dân địa phương bắt giữ tại một đồn điền cao su trên địa bàn và giao nộp cho các nhà khoa học. Cá thể rắn này giống với 2 cá thể rắn bắt được trong rừng ngập nước

Mặt trên của loài rắn mới được phát hiện tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Ngọc Sang, Lê Văn Mạnh, Võ Thị Diệu Hiền).

Mặt trên của loài rắn mới được phát hiện tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Ngọc Sang, Lê Văn Mạnh, Võ Thị Diệu Hiền).

Sau khi phân tích DNA, các nhà khoa học xác nhận rằng 3 cá thể rắn này, bao gồm 2 con đực và một con cái, thực sự là một loài rắn mới, có tên khoa học Myrrophis dakkrongensis, hay còn được gọi là rắn bồng Đắk Krông (hoặc rắn bùn Đắk Krông). Loài này được đặt tên theo sông Đắk Krông, nơi cá thể đầu tiên được phát hiện.

Hiện nay loài rắn này mới chỉ được phát hiện tại huyện Đắk Glong của Việt Nam, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng Myrrophis dakkrongensis có thể còn xuất hiện ở các khu vực khác trong lưu vực sông Đắk Krong.

Mặt dưới của loài rắn mới được phát hiện tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Ngọc Sang, Lê Văn Mạnh, Võ Thị Diệu Hiền).

Mặt dưới của loài rắn mới được phát hiện tại Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Ngọc Sang, Lê Văn Mạnh, Võ Thị Diệu Hiền).

Các chuyên gia phân biệt những cá thể rắn này thuộc một loài mới dựa vào kích thước trung bình, màu vảy và kết quả phân tích DNA. Các nhà khoa học cho biết những con rắn đực bắt được có kích thước từ 40 đến 43cm, trong khi cá thể rắn cái dài 46cm. Những con rắn này có đuôi ngắn.

Các cá thể rắn bắt được có lớp vảy mịn, màu nâu sẫm đến đen trên lưng và hai bên, mặt dưới có màu kem đến vàng nhạt với 3 sọc màu nâu sẫm. Rắn cũng có 2 sọc màu vàng đến cam rõ nét chạy dọc thân.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết mẫu vật đực được phân biệt bởi bộ phận sinh dục ngắn, chẻ đôi và có gai, được gọi là hemipenis. Đáng chú ý, cá thể rắn cái được tìm thấy trong tình trạng đang mang thai, với 12 phôi thai phát triển tốt.

Nghiên cứu của các nhà khoa học về loài rắn mới tìm thấy tại Việt Nam được công bố trên tạp chí "Động vật có xương sống", một trong những tạp chí khoa học về động vật uy tín nhất trên thế giới, với đội ngũ biên tập viên bao gồm các nhà khoa học, sinh vật học có tên tuổi từ khắp nơi trên thế giới.

T.Thủy
https://dantri.com.vn/

Truyền thông - Giáo dục

Đọc nhiều nhất

  • Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam

    Định nghĩa năm 1995 của Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

  • Những hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và Design Capital Asia ( DCA) tài trợ

    Tháng 10 năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng tại 02 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động gồm hai phần, thứ nhất là tổ chức trưng bày, triển lãm “Bộ mẫu vật Khoáng sản - Địa chất tiêu biểu của Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ ảnh về tài nguyên thiên nhiên”.

  • Hoạt động trưng bày chào đón ngày 18/5 của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

    Nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022); Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã triển khai hoạt động “Trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên thiên nhiên và giáo dục môi trường”

  • Công nghệ - ''thỏi nam châm'' hút khách đến bảo tàng

    Số hóa, hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động trưng bày bảo tàng, đang là xu hướng phổ biến của các bảo tàng trên thế giới và Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo tàng - vốn bị coi là chậm đổi mới nhất. Thực tế cho thấy, công nghệ chính là “thỏi nam châm” hút khách đến với bảo tàng một cách hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên

    Cộng đồng dân cư được xem là một trong các nhóm đối tượng quản lý và bảo vệ hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại địa phương của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng cũng như hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, chính là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.