Ở khu rừng ở Quảng Bình, trên cây ra trái lạ, dưới vô số con đặc sản, chim hoang dã bay rợp mặt nước
08/04/2024 9:01:10 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Rừng bần ở xã Quảng Văn (TX Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) không chỉ chống xói lở, ngăn mặn mà còn là nơi có hệ sinh thái phong phú, trên chim cò đậu trắng cây, dưới cáy, cua đặc sản.

Những ngày đầu tháng 3/2024, phóng viên báo điện tử Dân Việt có dịp về làng La Hà, xã Quảng Văn (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), đây làng khoa bảng nổi tiếng ở đất Quảng Bình và được xếp thứ 2 trong "bát danh hương".

Trong hệ thống các cồn bãi giữa dòng sông Gianh thì bãi La Hà là bãi lớn nhất, có hình con cá chép bơi ngược dòng sông Gianh với 4 nhánh sông phụ đang đổ vào La Hà, nên người ta thường gọi La Hà là "tứ bút châu nghiên".

Do 4 bề là sông nước nên ở khu vực này thường xuyên chịu cảnh xói lở, xâm nhập mặn. Người dân sinh sống nơi đây phải trồng những cây như cây bần để giữ đất, giữ làng. 

Và ngày nay, khi đến với La Hà, từ rừng bần cổ đã bám rễ sâu vào đất hay những khoảnh cây mới trồng đã tạo thành "lá chắn xanh" bảo vệ làng mạc nơi đây.

Ở khu rừng ở Quảng Bình, trên cây ra trái lạ, dưới vô số con đặc sản, chim hoang dã bay rợp mặt nước- Ảnh 1.

Khu rừng bần cổ, rễ đã bám sâu vào đất ở xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Trần Anh

Dẫn PV ra khu vực rừng bần, ông Trần Thanh Nam – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Từ xưa, rừng bần ở vùng La Hà nói riêng và toàn xã đã có nhưng ít, rải rác. Sau này, hội phụ lão trong xã có phát động bà con trồng thêm rừng bần nhưng số lượng không nhiều,

Do rừng bần còn thưa chưa tạo được lá chắn để giữ đất hiệu quả nên vào các năm 2010, 2020, mưa lũ lớn xảy ra khiến nhiều khu vực xói, lở, xâm nhập mặn, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân".

Ở khu rừng ở Quảng Bình, trên cây ra trái lạ, dưới vô số con đặc sản, chim hoang dã bay rợp mặt nước- Ảnh 2.

Người dân nơi đây xem rừng bần như "bức tường xanh" chắn sóng, ngăn mặn và chống xói, lở. Ảnh: Trần Anh

Theo ông Trần Thanh Nam, trước thực trạng đó, đầu năm 2022, tỉnh nhà đã triển khai trồng mới rừng bần quanh xã để góp phần bảo vệ đê, kè, chống xói, lở, xâm nhập mặn.

Việc trồng cây diễn ra thuận lợi, cây bần có tỉ lệ sống cao. Đến thời điểm này, cây bần đã phát triển tốt, tạo thành lá chắn vững chắc bảo vệ vùng cồn bãi này.

Ở khu rừng ở Quảng Bình, trên cây ra trái lạ, dưới vô số con đặc sản, chim hoang dã bay rợp mặt nước- Ảnh 3.

Người dân nơi đây thường dùng trái bần để nấu canh chua. Ảnh: Trần Anh

Ông Trần Thanh Nam cho hay: "Rừng bần gắn liền với đời sống bà con nơi đây, bao bọc, che chở người dân qua những mùa mưa, bão, chống xâm nhập mặn. 

Không những thế, cây bần còn cho quả, bà con thường hái quả này về nấu canh chua hay mang ra chợ bán để kiếm thêm thu nhập. Đặc biệt, rừng bần còn tạo nên hệ sinh thái phong phú, chiều chiều chim cò thường bay về cư ngụ trắng cây, sinh vật như, cáy, cua, tôm... cũng sinh sống rất nhiều".

Ở khu rừng ở Quảng Bình, trên cây ra trái lạ, dưới vô số con đặc sản, chim hoang dã bay rợp mặt nước- Ảnh 4.

Ông Trần Thanh Nam – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Văn (TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bên rừng bần. Ảnh: Trần Anh

"Những khu vực trồng mới cây bần được làm hàng rào bao quanh và địa phương cắt cử người theo dõi, bảo vệ không để trâu, bò hay người nào tới chặt, phá. 

Tương lai, khi bàn giao cho địa phương quản lý, chúng tôi sẽ lên phương án để phát huy và khai thác có hiệu quả rừng bần này. 

Bên cạnh đó, với hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp còn hướng tới việc phát triển du lịch sinh thái", ông Trần Thanh Nam nói.

Ở khu rừng ở Quảng Bình, trên cây ra trái lạ, dưới vô số con đặc sản, chim hoang dã bay rợp mặt nước- Ảnh 5.

Khu vực rừng bần mới trồng được làm hàng rào, gắn biển báo bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Trần Anh

Bà Mai Thị Hoa (ở thôn La Hà Nam, xã Quảng Văn, TX. Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ: "Rừng bần ở địa phương ngày càng thêm xanh tôi rất mừng, vừa chống xói lở và ngăn mặn tốt. 

Cuộc sống của gia đình tôi cũng luôn gắn bó với rừng bần này, bởi khu rừng tạo sinh kế khi chúng tôi hái quả mang đi bán, bắt cáy, cua, tôm để mưu sinh, trang trải cuộc sống hằng ngày".

"Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)" tại tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện vào năm 2019 tại 32 xã, phường trên địa bàn tỉnh trong đó có Quảng Văn. Dự án trồng mới rừng ngập mặn ven sông và trên cạn ven biển 1.458 ha; phục hồi rừng ngập mặn ven sông và trên cạn ven biển 1.625 ha; có khoảng 100 cộng đồng được hưởng lợi trực tiếp thông qua các cơ chế khuyến khích các hộ gia đình, cộng đồng tham gia bảo vệ, trồng, phục hồi để tăng thu nhập, cải thiện sinh kế", ông Trần Chí Phương – Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án FMCR Quảng Bình, cho biết.

Trần Anh
https://danviet.vn/

Truyền thông - Giáo dục

Đọc nhiều nhất

  • Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam

    Định nghĩa năm 1995 của Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

  • Những hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và Design Capital Asia ( DCA) tài trợ

    Tháng 10 năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng tại 02 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động gồm hai phần, thứ nhất là tổ chức trưng bày, triển lãm “Bộ mẫu vật Khoáng sản - Địa chất tiêu biểu của Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ ảnh về tài nguyên thiên nhiên”.

  • Hoạt động trưng bày chào đón ngày 18/5 của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

    Nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022); Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã triển khai hoạt động “Trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên thiên nhiên và giáo dục môi trường”

  • Công nghệ - ''thỏi nam châm'' hút khách đến bảo tàng

    Số hóa, hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động trưng bày bảo tàng, đang là xu hướng phổ biến của các bảo tàng trên thế giới và Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo tàng - vốn bị coi là chậm đổi mới nhất. Thực tế cho thấy, công nghệ chính là “thỏi nam châm” hút khách đến với bảo tàng một cách hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên

    Cộng đồng dân cư được xem là một trong các nhóm đối tượng quản lý và bảo vệ hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại địa phương của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng cũng như hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, chính là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.