Năm 2023, Việt Nam phát hiện thêm 83 loài thực vật mới
18/01/2024 10:20:27 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
83 loài thực vật mới từ Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu thực vật Việt Nam và thế giới phát hiện ghi danh trong năm 2023.

Con số trên được đưa ra bởi TS. Phạm Thành Trang (Trường Đại học Lâm Nghiệp) và TS. Phạm Văn Thế (Trường Đại học Văn Lang) trong một báo cáo khoa học gần đây. Hai nhà khoa học cho biết, số loài mới công bố năm 2023 tăng 8 loài so với năm 2022 và 17 loài so với năm 2021.

thuc-vat.jpg

Loài mạch môn được phát hiện ở Tây Bắc Việt Nam.

Sự hợp tác quốc tế được nhấn mạnh trong báo cáo, với 44/56 bài báo được thực hiện bởi cộng đồng nghiên cứu quốc tế, so với 9 bài chỉ có tác giả Việt Nam và 3 bài chỉ có tác giả nước ngoài. Điều này thể hiện rằng sự hợp tác có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng công bố của các nhà nghiên cứu Việt Nam.

83 loài mới chủ yếu thuộc loại thân thảo, dây leo và cây bụi. Một số loài đặc biệt như Mạch môn Mường Nhé (Ophiopogon muongnhensis) tại tỉnh Điện Biên đã được công bố trong tạp chí Phytotaxa. Trong khi đó, các loài cây gỗ mới chỉ rất ít, với một ví dụ là loài Trà hoa vàng Văn Lang (Camellia vanlangensis) tại tỉnh Thanh Hóa.

Việc phát hiện loài mới đưa ra những tri thức quan trọng về đa dạng sinh học. TS. Phạm Văn Thế nhấn mạnh rằng con số này có thể thấp hơn so với thế giới do sự thay đổi tên các loài thực vật theo nghiên cứu sinh học phân tử.

Việc nghiên cứu và phát hiện các loài thực vật mới thực sự có ý nghĩa quan trọng để từ đó đánh giá đa dạng và tiềm năng tài nguyên của thực vật tại Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội mới trong lĩnh vực dược học và kinh tế. Vì trong số đó, rất có thể có những loài có giá trị dược liệu cao, có thể cứu sống con người thoát khỏi các dịch bệnh hiểm nghèo. Hoặc chúng cũng có thể có tiềm năng kinh tế như làm cảnh, thực phẩm hoặc vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ sinh thái.

Minh Khang
https://moitruong.net.vn/

Truyền thông - Giáo dục

Đọc nhiều nhất

  • Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam

    Định nghĩa năm 1995 của Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

  • Những hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và Design Capital Asia ( DCA) tài trợ

    Tháng 10 năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng tại 02 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động gồm hai phần, thứ nhất là tổ chức trưng bày, triển lãm “Bộ mẫu vật Khoáng sản - Địa chất tiêu biểu của Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ ảnh về tài nguyên thiên nhiên”.

  • Hoạt động trưng bày chào đón ngày 18/5 của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

    Nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022); Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã triển khai hoạt động “Trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên thiên nhiên và giáo dục môi trường”

  • Công nghệ - ''thỏi nam châm'' hút khách đến bảo tàng

    Số hóa, hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động trưng bày bảo tàng, đang là xu hướng phổ biến của các bảo tàng trên thế giới và Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo tàng - vốn bị coi là chậm đổi mới nhất. Thực tế cho thấy, công nghệ chính là “thỏi nam châm” hút khách đến với bảo tàng một cách hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên

    Cộng đồng dân cư được xem là một trong các nhóm đối tượng quản lý và bảo vệ hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại địa phương của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng cũng như hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, chính là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.