Bổ sung một số loài thực vật bậc cao vào danh lục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế
10/11/2017 3:06:28 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

            Khu hệ thực vật ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tính đa dạng sinh học cao, đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, điển hình là các công bố của Vườn Quốc gia Bạch Mã (2011) có 2.373 loài thực vật; Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền (2001) có 597 loài thực vật bậc cao; Khu Bảo tồn Sao La (2013) có 816 loài thực vật bậc cao; Khu vực Hành Lang Xanh (2006) có 896 loài thực vật bậc cao; Khu vực Sơn Chà - Hải Vân (2002, 2004) có 382 loài…. Gần đây, năm 2014, Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung đã thống kê được ở Thừa Thiên Huế có 3.222 loài, 279 họ của 7 ngành thực vật bậc cao. Đến năm 2016, Bảo tàng tiếp tục điều tra khảo sát các loài bản địa lá rộng ở vùng rừng huyện A Lưới, bổ sung 8 loài thực vật bậc cao vào danh lục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế: Cơm nguội to-Ardisia maxima; Quế đinh hương-Cinnamomum caryophyllus; Bứa poilan-Garcinia poilanei; Dẻ cau-Lithocarpus areca; Mộc lan lông-Magnolia albosericea; Sến nhiều hoa-Madhuca floribunda; Sứ gỗ-Michelia gravis; Kim giao nagi-Nageia nagi.

            Huyện A Lưới là nơi có địa hình bị chia cắt bởi dãy Trường Sơn gồm hai phần:  phần  phía  đông Trường  Sơn  có  địa  hình  hiểm  trở,  độ  dốc  lớn,  các  đỉnh cao như: Động Ngại 1.774m, đỉnh Cô Pung 1.615m, Re Lao 1.487m, Tam Voi 1.224m…; phần phía tây Trường Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình 600m so mặt nước biển, bao gồm các đỉnh núi thấp hơn và một vùng thung lũng với diện tích khoảng 78.300ha. Sự chia cắt địa hình ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu ở phần phía đông và phía tây của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sông chảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam là sông Đa Krông, Sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của Sông Hương). Các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi tạo nên điều kiện tự nhiên khác với các khu vực trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

           Theo các nghiên cứu về tài nguyên thực vật cho thấy quá trình sinh trưởng, đặc điểm phân bố và sự biến động của thảm thực vật ở những địa bàn cụ thể luôn chịu sự chi phối của một số yếu tố tự nhiên, tạo nên sự đa dạng thực vật. Vì vậy, năm 2017, chúng tôi tiếp tục điều tra khảo sát các loài cây bản địa lá rộng tại huyện A Lưới, kết quả đã xác định được được 106 loài, thuộc 42 họ, 2 ngành thực vật bậc cao, trong đó có 9 loài thực vật bậc cao chưa được ghi nhậnsự có mặt tại tỉnh Thừa Thiên Huế theo các tài liệu đã công bố.

           Chi tiết công trình nghiên cứu vui lòng tham khảo tệp đính kèm bên dưới.

Tập tin đính kèm
STT Tên tập tin Tải về
1 Bổ sung một số loài thực vật bậc cao vào danh lục thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế ()
Lê Nguyễn Thới Trung

Nghiên cứu khoa học

Đọc nhiều nhất