Khoáng vật là gì?

Khoáng vật còn được gọi là khoáng chất, là các hợp chất có trong tự nhiên và được hình thành nhờ quá trình biến đổi địa chất. Bản thân từ khoáng vật có nội hàm cả thành phần hóa học của khoáng vật và cấu trúc kết cấu của khoáng vật.

Hiện nay, người ta đã khám phá được hơn 5300 loại khoáng vật khác nhau. Trong đó, phong phú nhất là nhóm silicat. Nhóm này chiếm tới hơn 90% số khoáng vật ở vỏ trái đất. Sự đa dạng của các loại khoáng vật là kết quả của sự đa dạng các thành phần hóa học trên trái đất.

Khoáng vật là gì? Tìm hiểu chung về khoáng vật 1

Minh họa các loại khoáng vật

Để được xem như là một khoáng vật, vật chất phải tồn tại dưới dạng rắn và ở trạng thái kết tinh. Các vật chất đó cũng phải tồn tại trong tự nhiên chứ không phải được tạo ra do nhân tạo.

Các loại khoáng vật khác nhau được xác định bởi thành phần và cấu trúc của chúng. Sự khác biệt về kết cấu này cũng dẫn đến sự khác biệt về tính chất hóa học và tính chất vật lý của chúng. Ngoài ra, yếu tố địa chất cũng có tác động không hề nhỏ đến sự hình thành và biến đổi của các loại khoáng vật.

Nguồn gốc của khoáng vật

Khoáng vật được tạo ra có thể phân thành 2 nhóm như sau:

  • Khoáng vật nội sinh: khoáng vật hình thành từ các điều kiện có liên quan mật thiết đến lớp vỏ trái đất và trong phần trên của manti.

  • Khoáng vật ngoại sinh: khoáng vật được hình thành từ lớp vỏ trái đất và có liên quan mật thiết đến các quá trình ngoại sinh. Ví dụ như khoáng vật sinh ra do phong hóa.

Khoáng vật và đá khác nhau như thế nào?

Về cấu tạo

Sau khi đã tìm hiểu về định nghĩa khoáng vật là gì, chúng ta sẽ phân biệt rõ hơn giữa khoáng vật và đá. Từ định nghĩa  trên đây, khoáng vật là vật chất đã kết tinh và có thành phần hóa học của nhiều khoáng vật. Trong đá sẽ có cả các thành phần hữu cơ và các thành phần vô cơ giống khoáng vật. Một số loại đá bao gồm cả khoáng vật và có thể có cùng lúc nhiều loại khaongs vật.

Về mục đích sử dụng và giá trị

Các khoáng vật, đá được thương mại hóa gọi là khoáng sản. Các loại đá và khoáng vật được khai thác phục vụ các mục đích kinh tế khác nhau. Các loại đá có khoáng vật được khai thác để đưa vào thương mại gọi là quặng.

Khoáng vật là gì? Tìm hiểu chung về khoáng vật 2

Tính chất vật lý của khoáng vật

Mặc dù nói đến bất cứ loại vật chất nào người ta cũng phân tích tính chất dựa trên tính chất vật lý và hóa học. Tuy nhiên, phạm vi bài viết này sẽ chỉ đề cập đến tính chất vật lý.

Các tính chất vật lý của khoáng vật có thể kể tới: cấu tạo tinh thể, kích thước tinh thể, cát khai, màu bên ngoài (còn gọi là màu giả sắc), màu khi mài thành bột (còn gọi là màu thực), độ cứng,… 

Khoáng vật là gì? Tìm hiểu chung về khoáng vật 3

Phân tích tính chất của khoáng vật rất phức tạp

Phân tích các tính chất của khoáng vật có thể đơn giản nhưng cũng có thể rất khó khăn. Một số tính chất vật lý cơ bản của khoáng vật là

Cấu trúc tinh thể

Các khoáng vật khác nhau có thể có cấu trúc tinh thể khác nhau. Các cấu trúc tinh thể này có thể xếp vào 7 nhóm.

Độ cứng

Độ cứng của khoáng vật được tính theo thang độ cứng Mohs. Cần lưu ý rằng, trong thang độ cứng này không giống như biểu đồ. Có nghĩa là hiệu độ cứng giữa 2 loại khoáng vật: kim cương và Corundum không giống hiệu độ cứng giữa Corundum và Topaz mặc dù chúng đều có khoảng cách là 1.

Khoáng vật là gì? Tìm hiểu chung về khoáng vật 4

Có thể phân biệt khoáng vật dựa vào độ cứng

Màu sắc

Màu sắc của khoáng vật được thể hiện khi ánh sáng truyền qua khoáng vật hay phản xạ lại. Màu được xuất hiện là do có bức xạ điện từ xảy ra tương tác với electron. Màu bên ngoài của khoáng vật có thể không giống với màu của khoáng vật đó khi tồn tại ở dạng bột. Có nghĩa là nếu mài khoáng vật thành các hạt bột nhỏ li ti, chúng có thể có màu sắc rất khác so với ban đầu.


     

Địa chất

Xem nhiều nhất