Trưng bày, triển lãm lưu động tại các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
27/06/2019 3:46:23 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Trưng bày, triển lãm lưu động tại các trường THCS, THPT là hoạt động mũi nhọn của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung trong chuỗi các hoạt động thực hiện chức năng tuyên truyền và giáo dục cộng đồng.

Trong những năm đầu mới thành lập, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng bằng hình thức tổ chức trưng bày, triển lãm lưu động ưu tiên đối tượng học sinh các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban đầu, hoạt động chỉ giản đơn là trưng bày bộ tranh ảnh về thiên nhiên và đa dạng sinh học cùng thuyết trình thông qua pano, áp phích… Ngày nay, nhiệm vụ này trở thành hoạt động mũi nhọn của Bảo tàng, được Sở giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về hình thức tổ chức đa dạng, nội dung tuyên truyền phong phú, phù hợp chương trình và kiến thức của từng đối tượng học sinh các cấp, góp phần hỗ trợ và cùng ngành giáo dục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ngoài giờ, bổ sung kiến thức ngoài sách giáo khoa cho các. Bên cạnh đó, hoạt động này góp phần rất lớn trong công tác quảng bá hình ảnh của Bảo tàng đến gần hơn với công chúng.

Bảng thống kê số lượng các trường THCS tham gia hoạt động ngoại khóa


Đến nay, hoạt động đã thu hút hơn 13.000 học sinh của 75 trường tham gia nhiệt tình, sôi nổi…; một số trường đã chủ động đề nghị phối hợp thực hiện.

Nội dung tuyên truyền gồm nhiều chủ đề khác nhau như Đa dạng sinh học rừng; đa dạng sinh học biển và đầm phá; Đa dạng tài nguyên thiên nhiên; Tài nguyên khoáng sản Việt nam ..vv.

Hình thức tổ chức đã thay đổi phù hợp với từng chủ đề kết hợp các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”, tổ chức thi làm các sản phẩm từ chất hải nhựa, thi Rung chuông vàng với chủ đề “Đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường”; Ngoài ra, đơn vị còn kết hợp mang theo giới thiệu đến các em học sinh một số mẫu vật khoáng sản tiêu biểu Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế, v.v...

 

Bảo tàng

Truyền thông - Giáo dục

Đọc nhiều nhất

  • Nghệ thuật trưng bày bảo tàng ở Việt Nam

    Định nghĩa năm 1995 của Hội đồng Quốc tế các Bảo tàng (ICOM) được coi là mới nhất về bảo tàng “Bảo tàng là một thiết chế phi lợi nhuận hoạt động lâu dài phục vụ cho xã hội, mở cửa cho công chúng đến xem, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, tuyên truyền và trưng bày các bằng chứng vật chất về con người và môi trường của con người vì mục đích nghiên cứu, giáo dục, thưởng thức”. Về cơ bản định nghĩa này tương đồng với định nghĩa trong Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam: “Bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân”.

  • Những hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường do Quỹ Hỗ trợ Phát triển Huế và Design Capital Asia ( DCA) tài trợ

    Tháng 10 năm 2018, Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung triển khai nhiệm vụ tuyên truyền và giáo dục cộng đồng tại 02 trường THPT Nguyễn Chí Thanh và Tố Hữu thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hoạt động gồm hai phần, thứ nhất là tổ chức trưng bày, triển lãm “Bộ mẫu vật Khoáng sản - Địa chất tiêu biểu của Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế; Bộ ảnh về tài nguyên thiên nhiên”.

  • Hoạt động trưng bày chào đón ngày 18/5 của Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

    Nằm trong chuỗi các sự kiện Chào mừng Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Ngành KH&CN (03/5/1977-03/5/2022); Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5). Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung (Bảo tàng) đã triển khai hoạt động “Trưng bày, triển lãm lưu động về tài nguyên thiên nhiên và giáo dục môi trường”

  • Công nghệ - ''thỏi nam châm'' hút khách đến bảo tàng

    Số hóa, hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động trưng bày bảo tàng, đang là xu hướng phổ biến của các bảo tàng trên thế giới và Việt Nam. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó có bảo tàng - vốn bị coi là chậm đổi mới nhất. Thực tế cho thấy, công nghệ chính là “thỏi nam châm” hút khách đến với bảo tàng một cách hiệu quả.

  • Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên

    Cộng đồng dân cư được xem là một trong các nhóm đối tượng quản lý và bảo vệ hiệu quả nhất tài nguyên rừng cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại địa phương của họ. Chính vì vậy, nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng cũng như hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng, chính là giải pháp hữu hiệu cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.